– Tài khoản phản ánh tài sản;
– Tài khoản phản ánh nguồn vốn;
– Tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập;
– Tài khoản phản ánh chi phí.
Cách phân loại này giúp cho kế toán lựa chọn những tài khoản thích hợp sử dụng trong kế toán hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
– Tài khoản cơ bản: là loại tài khoản có công dụng toán toàn bộ tài sản nguồn vốn hình thành tài sản thuộc sở hữu của Doanh nghiệp;
– Tài khoản điều chỉnh: Là những tài khoản có công dụng điều chỉnh giá trị của tài sản, nguồn vốn, có thể điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp.
– Tài khoản nghiệp vụ: là các loại tài khoản được dùng để hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài khoản tổng hợp: là tài khoản kế toán trong đó phản ánh về đối tượng kế toán ở phạm vi tổng quát khái quát.
Tài khoản chi tiết: là tài khoản kế toán được sử dụng nhằm chi tiết hóa đối tượng kế toán ở tài khoản tổng hợp.
Tài khoản chi tiết sẽ bổ sung làm rõ hơn đối tượng phục vụ cho công tác kế toán cũng như công tác quản lý.
– Tài khoản kế toán là nguồn số liệu để lên các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán;
– Tài khoản kế toán là nguồn số liệu để lên các chỉ tiêu bên ngoài Bảng cân đối kế toán;
– Tài khoản kế toán là nguồn số liệu để lên các chỉ tiêu thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh.
Dựa theo quy mô đơn vị mà doanh nghiệp chọn lựa chế độ kế toán cho phù hợp:
Chế độ kế toán theo thông tư 200 thường được áp dụng cho doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 nhưng cần thông báo với cơ quan thuế trực thuộc và thực hành nhất quán trong năm tài chính.
Theo đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133, trong khi doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 132.