Zalo

0931.59.88.69

Doanh nghiệp muốn đưa hàng hoá ra thị trường, thì sản phẩm phải được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng. Một trong những thủ tục bắt buộc đó là công bố hợp quy. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về thủ tục này. Luật Bistax xin chia sẽ chi tiết và cụ thể toàn bộ về qui định và cách thức đăng ký công bố hợp quy sản phẩm.

Công bố hợp quy là gì? Các sản phẩm phải công bố hợp quy năm 2023

Công bố hợp quy là việc doanh nghiệp tự công bố đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

Công bố hợp quy sản phẩm là việc đăng ký thông tin về sản phẩm đến cơ quan quản lý nhà nước phụ trách để được phép lưu hành trên thị trường. Quy trình này đảm bảo cho sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về an toàn, chất lượng và môi trường. Công bố hợp quy sản phẩm bao gồm các thông tin về tên sản phẩm, địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhập khẩu, thành phần, xuất xứ, cách sử dụng và bảo quản sản phẩm.

Việc công bố sản phẩm hợp quy giúp doanh nghiệp đưa các sản phẩm, hàng hóa của mình ra thị trường trở nên dễ dàng, bền vững hơn, đảm bảo an toàn cho sản phẩm và chất lượng sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như tạo dựng niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và gây dựng được uy tín thương hiệu trên thị trường.

Như vậy, công bố hợp quy sản phẩm là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhằm đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn với môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng.

Phương thức chứng nhận hợp quy hàng hóa

  • Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  • Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
  • Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Thông thường tại Việt Nam, phương thức 5 và phương thức 7 là được sử dụng phổ biến nhất. Phương thức 5 được áp dụng cho sản phẩm/ hàng hóa nội địa được sản xuất trong nước. Còn phương thức 7 được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Đối với các sản phẩm nhập khẩu có số lượng nhiều, mỗi lần nhập khẩu lại tiến hành đánh giá gây tốn kém thì bên cạnh việc thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa thì có thể thực hiện đánh giá tại nguồn (tức là thành lập đoàn đánh giá sang nơi sản xuất để cấp giấy chứng nhận đăng ký tại nguồn).

Danh mục các sản phẩm phải công bố hợp quy

Những đối tượng nằm trong quy chuẩn kỹ thuật là những sản phẩm có khả năng gây mất an toàn, hàng hóa có liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường bắt buộc phải công bố hợp quy.