Zalo

0931.59.88.69

Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì thế khi kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định thì mới được phép kinh doanh. Theo quy định về Điều 1, Điều 2 Nghị đinh 10/2020 Quy định khi kinh doanh vận tải phải có giấy phép kinh doanh vận tải. Ở phạm vi bài này, Luật Bistax xin chia sẻ về điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô

Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa. Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa, hành khách trên đường bộ, đường sắt, trên đường hàng không, đường thủy… để sinh lợi.

Theo Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

(1) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;

– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;

– Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

(2) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

– Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;

– Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;

– Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;

– Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

(3) Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Theo Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

(1) Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

– Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

– Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

– Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

– Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

(2) Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

– Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

– Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

(3) Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

(4) Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Lưu ý trước khi xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cá nhân, tổ chức phải phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh và đăng ký mã ngành nghề liên quan đến kinh doanh vận tải, cụ thể:

– 4921: Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành

– 4922: Vận tải hành khách bằng xe buýt giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh

– 4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

Hồ sơ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu (Tải link PHỤ LỤC I);

– Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

– Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

* Hồ sơ Đối với hộ kinh doanh vận tải:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thủ tục nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Bước 1: Nộp hồ sơ:

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.

– Bước 2: Xem xét hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, thông qua một trong các cách thức sau:

+ Trực tiếp;

+ Bằng văn bản;

+ Thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

– Bước 3: Giải quyết

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu.